Cellulose là gì? Ứng dụng của cellulose trong thời trang

Mỗi loại vải đều có những đặc tính khác nhau mà chúng ta không thể dễ dàng phân biệt được. Dựa vào nguồn gốc, vải sợi được phần thành vải sợi tự nhiên, vải sợi pha và vải sợi tổng hợp. Vậy vải sợi cellulose là gì? Thuộc nhóm nào? Hãy giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây của originalcafeaugogo.com nhé.

I. Cellulose là gì?

Cellulose là vải sợi bông mềm được ứng dụng nhiều trong may mặc
Cellulose là một loại polymer mạnh, thường được tìm thấy trong thực vật. Hiện nay, cellulose còn được gọi là vải sợi bông với nhiều ứng dụng trong lĩnh vực may mặc, mỹ phẩm. Nguyên liệu này rất lành tính, không gây dị ứng ra và đặc biệt chịu nhiệt tốt.
Cellulose xuất hiện từ khá lâu, ngay từ thời cổ đại con người đã biết trồng bông, hình thành nghề dệt. Cho đến nay, vải sợi cellulose đã được pha trộn với nhiều thành phần hóa học khác để nâng cao tính năng của các loại vải.
Cellulose dạng bột có thể hòa tan trong nước lạnh hoặc nước nóng để tạo thành một dung dịch keo. Loại bột này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm như sữa tắm, mặt nạ…

II. Ưu và nhược điểm của cellulose

Để hiểu rõ cellulose là gì, chúng ta sẽ cùng phân tích những ưu và nhược điểm của loại vải sợi này.

1. Ưu điểm

  • Khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi tốt giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Lành tính, an toàn, không gây kích ứng da khi sử dụng.
  • Là nguyên liệu có tính bền, dẻo, linh hoạt.
  • Trang phục được làm từ cellulose có khả năng chịu cách nhiệt tốt.
  • Kết cấu sợi cellulose có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.
  • Cellulose là nguyên liệu thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và có thể tái chế sử dụng dễ dàng.

2. Nhược điểm

Vải làm từ sợi Cellulose dễ nhăn, dễ co
  • Sợi bông dễ co, dễ nhăn gây mất thẩm mỹ khi sử dụng. Vì thế, bạn cần phải ủ nhiều lần trước khi mặc.
  • Sợi dễ bám bụi, khó giặt nên sau thời gian sử dụng thường thấy cũ, không đảm bảo được giá trị thẩm mỹ.
  • Độ bền không cao, dễ bị mục, nổ vải nếu để quá lâu.
Để khắc phục những nhược điểm này, các nhà sản xuất đã thêm một số loại hóa chất giúp sợi vải mềm, bền và đẹp hơn. Cùng nhờ đó mà vải sợi cellulose ngày càng được yêu thích trên thế giới.

III. Những ứng dụng của cellulose trong đời sống

Cellulose vi tinh thể tồn tại ở dạng bột màu trắng, không tan trong nước. Hợp chất này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như:

1. Lĩnh vực sản xuất

  • Cellulose có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại. Hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp giấy, dệt, dược phẩm. Có thể nói, cellulose là nguyên liệu chính để sản xuất ra vải sợi.
  • Cellulose dạng tinh thể với khả năng dính, trơn nên thường được dùng trong bào chế tá dược rã. Có khả năng ổn định hỗn dịch, nhũ dịch.
  • Cellulose kiềm thường được ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật dệt tạo ra những sợi dễ bắt màu.
  • Cellulose xanthat được dùng trong kỹ thuật sản xuất sợi cellulose tổng hợp.
  • Methylcellulose thường được dùng để làm nhũ dịch, hỗn hợp dịch dùng trong tá dược dính, rã cho viên nén, trong bào chế các loại thuốc mỡ.

2. Trong y tế, làm đẹp

Cellulose được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Hợp chất cellulose được dùng trong các thiết bị hình trụ của thiết bị chạy thận nhân tạo.
  • Ngoài ra, cellulose còn được ứng dụng để làm đẹp da. Là chất giúp mỹ phẩm dễ dàng thẩm thấu vào da, không gây ra tình trạng bất dính.
  • Cellulose là chất dễ tan trong nước, không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da như da hỗn hợp, da dầu…
  • Ngoài ra, Hydroxyethyl cellulose là chất tạo đặc, tạo gel. Nhờ đó mà được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm như sữa tắm, dầu gộ, nước rửa tay….

3. Những công dụng khác

  • Ngoài những công dụng trên, cellulose còn được dừng để sản xuất động cơ, khung gầm của nhiều hàng xe oto trên thị trường.
  • Cellulose còn là nguyên liệu sản xuất gọng kính mắt.
  • Không những vậy, cellulose còn được dùng làm phim mỏng cho phim, băng từ, nhiếp ảnh.
  • Cellulose còn đóng vai trò là chất liệu lót kính màn hình điện thoại, màn hình máy tính.

IV. Cách nhận biết sợi cellulose

Do cellulose được tạo thành chủ yếu từ sợi cây bông nên chúng ta có thể nhận biết được nguyên liệu này với một vài cách dưới đây:
  • Tiến hành kéo nhẹ cho đến khi sợi bông dứt, nếu thấy dai, chỗ đứt không bị xù thì đây chính là sợi cellulose.
  • Bạn cũng có thể vò nhẹ, nếu thấy chúng hơi nhàu, để lại nhiều nếp nhăn thì là sản phẩm được làm từ sợi cellulose.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thử bằng cách đốt cháy, nếu là sợi cellulose thì vải sẽ cháy nhanh, có mùi như giấy cháy, tàn cho mủn, có màu trắng.
  • Bên cạnh đó, khi đổ nước lên vải được làm từ sợi cellulose thì chúng sẽ hút nước nhanh và chỗ ướt cũng lan rộng nhanh hơn.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được cellulose là gì. Có thể thấy, đây là hợp chất rất có ích trong đời sống hàng ngày. Với dạng bột, nó thường được ứng dụng trong mỹ phẩm, còn sợi bông được dùng trong lĩnh vực may mắn. Đây là loại bông lành tính, phù hợp với mọi loại da.